Bí mật quân sự được bán giá rẻ trên mạng
Những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều thương hồ ở xóm chợ nổi miền Tây giữa dòng kênh Tẻ TP.HCM vẫn miệt mài mưu sinh, mong đón một cái tết đủ đầy.Nhiều người gọi đây là xóm chợ nổi miền Tây vì trải dài một đoạn chừng 500 m từ gầm cầu Tân Thuận 2, trên dòng kênh Tẻ dọc đường Trần Xuân Soạn, là hàng chục chiếc ghe, xuồng tụ lại thành xóm thương hồ. Đa phần, những người sinh sống trên ghe là người dân miền Tây men theo sông nước đến thành phố này, chọn kênh Tẻ làm bến đậu mưu sinh hàng chục năm. Ngày trước, chỗ này còn được biết đến là "chợ nổi Tân Thuận", tồn tại hàng chục năm. Thuở đường bộ chưa phát triển, đây là nơi giao thương "trên bến dưới thuyền" sầm uất. Dần dà, chỉ còn lác đác vài chục chiếc ghe, thương hồ mưu sinh ở đây bằng nghề bán trái cây, chủ yếu nhập từ miền Tây lên.Những ngày giáp tết, bà Trần Thị Nhi (62 tuổi) ngồi dưới chiếc ghe nhỏ của mình ở xóm thương hồ này, mặt buồn thiu ngồi nhìn những nải chuối chín đẹp mắt phía trước, nhưng vắng khách mua.Quê ở Bến Tre, tuổi già không còn sức làm nông, vợ chồng già quyết định lên đây sống trên ghe, cạnh ghe con gái bà, bán trái cây lay lắt qua ngày. Tới nay ngót nghét cũng 5 - 6 năm. TP.HCM những ngày cuối năm triều cường, những cơn mưa trái mùa bất chợt cũng làm việc buôn bán của người phụ nữ gặp khó khăn."Cuối năm, bán ế quá! Hồi trước ngồi một chỗ chờ khách, nhưng giờ ngồi là đói, nên chồng tôi dù chân yếu nhưng vẫn phải ráng gánh chuối vô mấy con hẻm gần gần khu này để bán, được đồng nào hay đồng đó để mong cuối năm đón cái tết đủ đầy hơn", bà tâm sự.Còn nhiều bà con ở quê, người phụ nữ tâm sự tết năm nay, cả gia đình bà bỏ ghe lại đây, nhờ láng giềng cạnh bên trông coi, rồi bắt xe về quê ăn tết. Tình hình năm nay buôn bán không được tốt, bà Nhi nói mình ăn tết có phần tiết kiệm, nhưng được cạnh kề bên gia đình thời điểm này cũng là cái tết trọn vẹn, với bà.Chị Kim Ly, con gái bà Nhi mấy ngày qua tạm ngưng bán trái cây như thường lệ mà về Bến Tre để chuẩn bị nhập hàng cây cảnh, hoa tết lên đây để bán. Ở chiếc ghe cạnh bên ghe của mẹ, chị cùng chồng và con gái sinh sống ở đây cũng mấy chục năm nay."Cả nhà tôi định bán xong, 29 tết là cùng nhau lên xe về quê hết. Ghe thì bỏ lại nhờ người trông coi, kế bên có hàng xóm không về. Năm nay, mong việc buôn bán những ngày cuối thuận lợi để có đồng ra đồng vào ăn tết", chị chia sẻ thêm.Cách ghe của mẹ con bà Nhi không xa, bà Hiếu (60 tuổi) cũng quê Bến Tre cũng ngồi buồn thiu với những rổ trái cây nhập từ miền Tây lên vắng khách mua. Bà tâm sự cuối năm, buôn bán ế ẩm nên tinh thần không phấn khởi.Cùng gia đình ở xóm ghe này mười mấy năm nay, bà Hiếu cho biết thời điểm trước dịch Covid-19, việc buôn bán có nhiều thuận lợi, làm ăn được. Nhưng nhiều năm nay, kinh doanh đi xuống, buôn bán ế ẩm."Tết này, tôi cũng cùng gia đình về quê 28 tết. Tôi dự định nhập thêm mớ cây cảnh bán kèm với trái cây, bán cây cảnh, hoa tết thì có lời hơn một chút. Nếu bạn được thì ăn tết cũng ngon hơn. Chắc tầm mùng 9, mùng 10 gì đó, coi tình hình buôn bán thế nào rồi lên lại sau khi về ăn tết", bà chia sẻ.Trên chiếc ghe nhỏ, bà Ái Lan (55 tuổi) sống cùng con trai. Từ quê An Giang lên TP.HCM hơn 20 năm, làm đủ thứ nghề kiếm sống, 5 năm trở lại đây, bà mới bắt đầu sống trên ghe này vì hoàn cảnh khó khăn, không kham nổi tiền trọ trên bờ. Chồng mất cách đây hơn 1 năm, một mình bà bươn chải nuôi con trai năm nay lên lớp 6. Tết năm bay, bà cũng dự định sẽ cùng con nhỏ về quê để đón tết. Với người phụ nữ, quanh năm làm ăn vất vả, ngày tết, niềm hạnh phúc là khi được đoàn viên bên cạnh những người thân yêu.Toyota hé lộ Land Cruiser Se chạy bằng điện, kích thước ngang VinFast VF 9
Chị Bông Nguyễn, thường livestream bán cây kiểng, mai vàng lại gặp tình cảnh khó khăn khác: "Bán hàng bằng hình thức livestream tiếp cận được rất nhiều khách hàng ở khắp mọi nơi, nhưng đối với cây kiểng có những hạn chế như đóng gói cồng kềnh, phí vận chuyển khá cao, thậm chí khi chuyển đến nơi cây bị gãy cành, gãy tán, khách không chịu nhận, khi trả hàng về thì cây héo, có khi bị chết . Để hạn chế tình trạng này, tôi chỉ nhận đơn khu vực phía nam, các tỉnh gần thôi chứ không dám nhận khách mua ở xa".
Một học sinh giành chiến thắng cuộc thi Daesang Trạng Nguyên tuổi 13
Thế nhưng, việc biến các phần này thành 1 quyển sách để xuất bản chính thống đã bị 23 nhà xuất bản từ chối. Cho đến một ngày, phía tác giả nhận được một cuộc gọi từ công ty chuyên xuất bản các cuốn sổ tay hướng dẫn sửa xe đại trà được tiêu thụ khắp nước Mỹ, rằng họ đồng ý xuất bản sách của ông. Từ đó, Dune bìa cứng đã ra đời, sau đó là bản sách bìa mềm cũng được ấn hành.
Ngày 20.2, Văn phòng UBND tỉnh Quảng Nam cho biết Chủ tịch UBND tỉnh, ông Lê Văn Dũng đã ký quyết định phê duyệt danh sách đối tượng nghỉ hưu trước tuổi, nghỉ thôi việc theo quy định tại nghị định số 178 của Chính phủ.Cụ thể, đợt này có 54 người, trong đó 50 người nghỉ hưu trước tuổi, 4 người nghỉ thôi việc, thời điểm hưởng chế độ từ ngày 1.3.Hầu hết những cán bộ này đều có đơn xin nghỉ để phục vụ sắp xếp, tổ chức bộ máy.Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Dũng giao Sở Tài chính kiểm tra, thẩm định, tham mưu trình tỉnh bố trí kinh phí thực hiện các chế độ, chính sách cho đối tượng được phê duyệt nghỉ việc theo đúng quy định hiện hành.Trong quyết định này, có 6 giám đốc và 1 phó giám đốc sở nghỉ hưu trước tuổi.Cụ thể những người xin nghỉ hưu trước tuổi gồm: ông Nguyễn Quang Thử, Giám đốc Sở KH-ĐT (61 tuổi), ông Đặng Phong, Giám đốc Sở Tài chính (60 tuổi, 2 tháng), bà Trương Thị Lộc, Giám đốc Sở LĐ-TB-XH (56 tuổi, 1 tháng).Ngoài ra, còn có ông Phạm Viết Tích, Giám đốc Sở NN-PTNT (59 tuổi, 3 tháng) và ông Đặng Bá Dự, Giám đốc Sở Ngoại vụ (59 tuổi, 2 tháng), ông Nguyễn Phi Thạnh, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ (57 tuổi 1 tháng)Đáng chú ý, có bà Lưu Thị Bích Ngọc, Phó giám đốc Sở LĐ-TB-XH nghỉ hưu khi chỉ mới 51 tuổi, 3 tháng.Chiều nay tỉnh Quảng Nam sẽ tổ chức hội nghị công bố nghị quyết HĐND tỉnh về việc thành lập, sáp nhập, tổ chức lại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, quyết định UBND tỉnh về sắp xếp tổ chức bộ máy và công tác cán bộ.Tại kỳ họp 29, HĐND tỉnh Quảng Nam khóa X diễn ra vào ngày hôm qua (19.2), HĐND tỉnh đã thông qua nghị quyết quy định chính sách hỗ trợ cán bộ lãnh đạo, quản lý còn độ tuổi công tác dưới 1 nhiệm kỳ nghỉ hưu trước tuổi, nghỉ công tác chờ đủ tuổi nghỉ hưu trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2025 - 2029.Theo đó, các đại biểu đã thông qua nghị quyết hỗ trợ thêm cho 97 cán bộ nghỉ hưu trước tuổi với số tiền hơn 23,2 tỉ đồng.
Vụ 5 du học sinh Việt mất tích tại Úc: Giải đáp một chi tiết 'lạ'
Theo đó, kết quả mở thưởng của đài Hậu Giang hôm 1.2 có giải độc đắc với dãy số 916303. Chủ nhân của hai tờ vé số có dãy số này đã để bị rách nát, không còn nguyên vẹn nên đại lý vé số từ chối đổi thưởng. Dân mạng tiếc nuối thay cho chủ nhân vì dù có vé số trúng giải độc đắc cũng không nhận được tiền. Tổng số tiền trúng thưởng là 4 tỉ đồng, mỗi tờ trúng sẽ trừ 10% thuế theo quy định, còn 3,6 tỉ đồng.Tài khoản Bình Nguyên bày tỏ: "Chắc chủ nhân để quên không dò nên bị rách nát như vậy. Tiếc quá, 4 tỉ chứ không phải 400.000 đồng". Bạn Nguyễn Văn Vinh bình luận: "Theo quy định vé số phải còn nguyên vẹn mới nhận được thưởng, hai tờ này bị rách quá rồi". Trao đổi với Thanh Niên, anh Phước Danh, chủ đại lý vé số Phước Danh ở TP.Trà Vinh cho biết, 2 tờ vé số trúng giải độc đắc bị rách là của một người đàn ông khoảng 50 tuổi, làm nghề bắt ba khía. Người này mua 10 tờ vé số chia cho anh em trong nhà mỗi người 1 – 2 tờ, ông giữ lại 2 tờ. Sau khi mua vé số, người này cho vào túi quần rồi xuống đầm bắt ba khía nên bị ướt, nhàu nát. Khi những người khác sở hữu vé có dãy số đó biết trúng giải độc đắc, ông mới lấy ra và tiếc nuối khi tờ vé số đã không còn nguyên vẹn. "Ông ấy rất buồn vì tờ vé số đã bị rách nát, theo nguyên tắc sẽ không được nhận thưởng. Tôi động viên và hướng dẫn ông ấy đến công ty xổ số để xin ý kiến bởi vì bản thân không quyết định được. Người này mua vé số ủng hộ người khuyết tật nên không để ý dò thưởng. Gia đình ông cũng khó khăn, bắt ba khía bán kiếm sống qua ngày", anh Phước Danh chia sẻ. Một người thân của chủ nhân hai tờ vé số rách nát tiếp tục mang đến đại lý vé số Phú Vinh (TP.Trà Vinh) để nhờ hỗ trợ. Anh Phú Vinh (39 tuổi), chủ đại lý vé số cho hay, người sở hữu hai tờ đó cũng ở Trà Vinh. Sau khi phát hiện dãy số trúng độc đắc, hai tờ vé số đã bị ướt nhẹp. Những người sở hữu vé số có dãy số trúng độc đắc cũng là anh em, họ hàng trong nhà. "Tôi cũng hướng dẫn làm đơn xin giải quyết về trúng thưởng gửi lên công ty xổ số kiến thiết Hậu Giang. Tuy nhiên, tôi nghĩ cơ hội nhận được tiền thưởng chỉ 1% vì hai tờ vé số mất đầu, mất cuối, có tờ còn mất số, ráp lại cũng không được. Tôi thấy gia đình khó khăn, tội nghiệp nên hướng dẫn dù cơ hội nhận thưởng rất ít. 2 tờ trúng có tổng số tiền là 3,6 tỉ đồng sau khi đã trừ thuế", anh Vinh nói. Cũng theo anh Vinh, thời điểm đó đại lý ông đổi 2 tờ vé số nguyên vẹn trúng độc đắc cho người khác. Các đại lý khác cũng đổi thưởng với những tờ trúng độc đắc, hai tờ rách nát thậm chí còn không có dấu mộc của công ty.